Thương mại điện tử xuyên biên giới với Amazon – Cơ hội xuất khẩu cho doanh nghiệp Việt

vceo1

Vừa qua, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), Amazon Global Selling và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị “Thương mại điện tử xuyên biên giới với Amazon – Cơ hội xuất khẩu cho doanh nghiệp Việt”.

Đánh giá của Cục TMĐT và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho thấy, TMĐT xuyên biên giới tạo ra nhiều lợi ích cho cả người mua và người bán. Với ưu điểm tiết kiệm chi phí, giúp phân phối trực tiếp đến người tiêu dùng đầu cuối, TMĐT xuyên biên giới rất phù hợp với các DN vừa và nhỏ.

Hiện, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có mức tăng trưởng TMĐT nhanh nhất thế giới, với tốc độ 35% mỗi năm, gấp 2,5 lần so với Nhật Bản. Khẳng định phát triển TMĐT xuyên biên giới đem lại nhiều lợi ích cho DN, ông Đặng Hoàng Hải – Cục trưởng Cục TMĐT và Kinh tế số – cho biết, chuyển đổi số sẽ giúp các DN Việt Nam, đặc biệt là DN vừa và nhỏ, tìm kiếm mô hình hoạt động kinh doanh linh hoạt, tiết giảm chi phí, tối ưu nguồn lực để tiếp cận chuỗi cung ứng toàn cầu, bán hàng xuyên biên giới.

vceo(1)

TMĐT có thể hỗ trợ hàng Việt cơ hội xuất khẩu

Phó cục trưởng Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (Bộ Công Thương) Nguyễn Thị Minh Huyền nhận xét, qua nền tảng thương mại điện tử, doanh nghiệp có thể nhanh chóng tiếp cận khách hàng ở khối thị trường lớn, khó tính như Bắc Mỹ, Nhật Bản, châu Âu. Tuy nhiên, để đẩy mạnh bán hàng, doanh nghiệp cần hiểu rõ sàn thuơng mại đã lựa chọn.

Bà Trần Thị Phương Lan, Phó giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, nhiều ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng đang gặp khó khăn. “Các đơn hàng rất mỏng”, bà nói.

Hiện nhiều đối tác nhập khẩu thông báo huỷ, trì hoãn, hoặc đặt với số lượng chỉ trong 1-2 tháng. Do vậy, bà Lan nhận định, các kênh bán hàng trực tuyến đang đóng vai trò ngày càng quan trọng, không chỉ để mua sắm mà còn để xuất khẩu.

Ông Trần Xuân Thuỷ, Giám đốc Amazon Global Selling Việt Nam thông tin, tại Mỹ, tần suất mua sắm trực tuyến tăng 14% đối với mọi danh mục hàng hoá, dịch vụ. Một số khảo sát gần đây cũng cho thấy, tại các thị trường lớn như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản… tỷ lệ lớn người tiêu dùng khẳng định sẽ mua hàng trực tuyến ngay cả khi đại dịch kết thúc.

Theo ông Thuỷ, Amazon là tập đoàn công nghệ và là thị trường thương mại điện tử lớn nhất thế giới, có hơn 100 triệu người đăng ký trên toàn cầu. Do vậy, qua nền tảng này, doanh nghiệp có thể ngồi tại Việt Nam nhưng kinh doanh tại Mỹ, châu Âu…

Thương mại điện tử xuyên biên giới theo hình thức B2C (business to customer – doanh nghiệp đến khách hàng) đã đạt 1.300 tỷ USD trong năm 2020, vượt qua kỳ vọng trước đó là 1.000 tỷ USD. Tỷ trọng của hình thức này cũng có thể chiếm 41% trong năm nay, tăng 27 điểm % so với năm 2014. Còn quy mô của thị trường thương mại điện tử xuyên biên giới được dự báo sẽ vượt qua 3.300 tỷ USD trong 2 năm tới.

Bên sảnh hội nghị, một số doanh nghiệp đã có trưng bày sản phẩm tại Hội chợ hàng xuất khẩu để trực tiếp quảng bá thương hiệu sản phẩm và các dịch vụ hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.